Kết quả tìm kiếm cho "Phát huy bản sắc văn hóa"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 7638
Nhìn lại lịch sử, một thời kỳ dài chữ Hán Nôm giữ vị trí quốc ngữ của dân tộc. Các tư liệu Hán Nôm hiển nhiên là vốn quý trong hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Việc sử dụng công nghệ để bảo tồn và phát huy giá trị nguồn tư liệu phong phú này trong thực tiễn hôm nay là đòi hỏi bức thiết, cần sự quan tâm của Nhà nước, các chuyên gia văn hóa và cả cộng đồng.
Trong bối cảnh Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm chính là kim chỉ nam thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự quyết tâm chỉ đạo của người đứng đầu Đảng trong triển khai các giải pháp cụ thể nhằm đưa Nghị quyết vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới thể chế và pháp luật của đất nước.
Chiều 9/5, đoàn công tác Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh An Giang do Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lên làm trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản năm 2025 - Phật lịch 2569 tại chùa Kỳ Viên (thị trấn Đa Phước, huyện An Phú). Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện An Phú Phùng Minh Tân cùng đi với đoàn.
Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử.
Hàng năm đến ngày 9/5, cả nước Nga lại hân hoan chào mừng lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít Đức. Sự kiện này đánh dầu thời điểm vào lúc 0 giờ 43 sáng theo giờ Moskva ngày 9/5/1945, văn kiện đầu hàng vô điều kiện của Đức Quốc xã đã được ký kết, là dấu mốc quan trọng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của đất nước Liên Xô.
Sáng 9/5, tại Thiền viện Trúc Lâm An Giang (huyện Thoại Sơn), Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước dẫn đầu đoàn công tác tỉnh đến thăm, chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thoại Sơn và Thiền viện Trúc Lâm An Giang nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.
Nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam được đánh dấu bằng sự ra đời của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (năm 1925) khi sản sinh ra những họa sĩ lớn, đưa mỹ thuật Việt Nam ra ánh sáng với những tác phẩm hội họa xuất sắc ở giai đoạn trước năm 1945 và giai đoạn mỹ thuật kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sau năm 1975, ảnh hưởng từ thế hệ họa sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vẫn còn sâu đậm, song đáng mừng là sự xuất hiện của lớp thế hệ họa sĩ kế cận tiếp tục đưa mỹ thuật Việt Nam có những bước tiến dài.
Chiều 8/5, tại Nhà thiếu nhi huyện Tri Tôn, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức chương trình Liên hoan nghệ thuật “Sắc màu biên giới” tỉnh An Giang lần II năm 2025”.
Triển lãm “Những người bạn” quy tụ những tác phẩm đặc sắc nhất của 8 hoạ sĩ đến từ ba miền đất nước. Các hoạ sĩ với phong cách sáng tác và chất liệu đặc trưng riêng của mình, đã đưa đến triển lãm những tác phẩm mang hơi thở và nhịp sống đương đại được sáng tác trong thời gian gần đây.
Chiều 8/5, đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng dẫn đầu đã đến thăm và tặng quà Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh.
Đẩy gậy là một bộ môn thi đấu thể thao mang đậm nét văn hóa truyền thống, với cách chơi đơn giản, tính giải trí cao. Tại huyện miền núi Tri Tôn, môn thể thao này được đưa vào thi đấu song song với các môn thể thao khác, nhằm góp phần giữ gìn nét văn hóa truyền thống của người dân.
Khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện lai rai, cũng là lúc Vía Bà Chúa Xứ núi Sam dần bước vào cao điểm, lượng khách thập phương đổ về càng đông đúc. Đặc biệt, 2025 là năm đầu tiên Vía Bà được tổ chức sau khi Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.